Nhiều khối đá to dưới Cầu Ga nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.
Bên dưới cầu Ga hiện tại có nhiều trụ cầu cũ không được phá huỷ hoàn toàn sau khi xây cầu mới, trụ cầu chỉ bị phá phía trên, phía dưới cách mặt nước tầm 20cm vẫn còn trụ và sắt chỉa lên rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại, có cả một khối đá lớn lồi trên mặt nước, đặc biệt là khi nước thấp các khối đá và trụ cầu cũ lồi lên trên, nếu tàu thuyền qua có thể gây hư hỏng tàu thuyền và nguy hiểm cho người trên thuyền.
Đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu đơn vị thi công cầu phá huỷ hoàn toàn các trụ cầu cũ, các khối đá cũ, và phải bốc đi nơi khác, không để lại dưới đáy sông, để đảm bảo anh toàn đường thuỷ.
1/5
Lượt xem: 391
Ngày gửi: 08:33 02/09/2021
Kết quả xử lý
Sở Giao thông Vận tải
Kính chào Ông/Bà.
Vấn đề Ông/Bà phản ánh, Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra và trả lời như sau:
Cầu Ga được xây dựng hoàn thành năm 2013; khi nghiệm thu hoàn thành, các phần trụ cầu cũ chưa được thanh thải hết. Đến năm 2016, UBND tỉnh có quyết định số 522/2016/QĐ-UBND về việc nâng cấp quản lý các tuyến đường thủy nội địa trong đó có sông Lợi Nông (sông An Cựu). Trong quá trình quản lý tuyến, Công ty CP Đường thủy nội địa đã báo cáo và ở Giao thông vận tải đã thanh thải móng trụ cũ một số cầu như cầu An Cựu, cầu Phú Cam. Đối với cầu Ga, Công ty CP Đường thủy nội địa đã phân luồng đường thủy nội địa đối với luồng thuyền dưới sông, không bị ảnh hưởng bởi các trụ này. Về lâu dài khi có nhu cầu lưu thông đường thủy với thuyền công suất lớn, Sở Giao thông vận tải sẽ xem xét để có kinh phí thanh thải các trụ cũ này.
Sở Giao thông vận tải chân thành cảm ơn phản ánh của quý Ông/Bà và mong tiếp tục nhận được phản ánh trong thời gian tới.
Trân trọng.
Hạn xử lý: 00:00 14/09/2021
Ngày xử lý: 08:10 15/09/2021
Bạn đánh giá như thế nào về kết quả xử lý?
Tương tác
CDTC (1) - 08:34 15/09/2021
không thể lấy lý do "đã phân luồng đường thuỷ nội địa với luồng thuyền dưới sông" để biện minh cho việc làm thiếu trách nhiệm được. phân luồng mục đích để đảm bảo an toàn hơn, nếu lỡ may thuyền ko chú ý đi vào sai luồng cũng ko sao, nhưng ở đây nếu đi sai luồng là bể thuyền do đâm trúng đá.
nếu đá đó tự nhiên thì ko bàn, nhưng đá đó do con người tạo ra thì con người phải xử lý hết để đảm bảo an toàn.
hiện tại chỉ thấy biển báo treo trên cầu chứ ko có cảnh báo nào bên dưới các khối đá lồi lên nguy hiểm.
CDTC (2) - 08:42 15/09/2021
những mố cầu cũ này quá nguy hiểm, mà sao cơ quan chức năng ko trục lấy lên kẻo nguy hiểm cho người đi đường sông
CDTC (3) - 20:52 15/09/2021
trả lời ko thuyết phục
Nhặt một cọng rác, bạn đã làm cho Huế sạch hơn!
Hãy cùng chung tay, tương tác, bằng cách tải ứng dụng Hue-S:
Các phản ánh cùng lĩnh vực